Ý kiến thăm dò

Lấy ý kiến sự hài lòng của nhân dân về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu Xã Minh Tân về 19 tiêu chí

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
99672

VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT BỒNG

Ngày 20/03/2023 15:27:00



VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT BỒNG

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vĩnh Lộc là một huyện trung du và miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp với huyện Thạch Thành, phía Nam giáp với huyện Yên Định, phía Đông giáp Hà Trung và phía Tây giáp với Cẩm Thủy.

Vùng đất Bồng xưa nay thuộc địa phận ba xã Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Hùng, là vùng nằm trong địa phận huyện Vĩnh Lộc, cách trung tâm thị trấn Vĩnh Lộc khoảng 15 -16km về phía Tây. Theo đường 217 từ trung tâm vùng đất Bồng Trung xuôi về thành phố Thanh Hóa khoảng 43km, vùng đất Bồng xưa trải dài khoảng 4km theo triền đê sông Mã.

Trên bản đồ địa lí vùng châu thổ sông Mã, vùng đất Bồng thuộc trung tâm của đồng bằng trung lưu sông Mã.

Vùng đất Bồng xưa nay gồm làng Bồng Trung, Bồng Thượng, Bồng Hạ, nằm ở phía Đông huyện Vĩnh Lộc trên bờ Bắc sông Mã, bên kia bờ Nam là địa phận của huyện Yên Định.Tên gọi Trung, Thượng, Hạ là để phân biệt vị trí của làng theo cách định vị dân gian bởi ba làng Bồng cùng định cư ở bờ Bắc sông Mã: Làng Bồng Thượng ở phía trên, Bồng Trung ở giữa, Bồng Hạ ở phía dưới (theo dòng chảy của sông Mã). Làng Bồng Trung nằm giữa làng Bồng Thượng và làng Bồng Hạ, trước đây ranh giới của các làng thường không rõ ràng. Ba làng Bồng nằm ở khu vực trung tâm của châu thổ sông Mã cận kề Ngã Ba Bông (nơi sông Mã phân nhánh đẻ về với Biển). Đây là vị thế đắc địa trong lịch sử hình thành và phát triển của xứ Thanh.

Là vùng nằm trong khu vực đồng bằng sông Mã nhưng cảnh quan thiên nhiên, điều kiện tự nhiên vùng đất Bồng khá đa dạng và phong phú.

Với điều kiện tự nhiên, địa hình đa dạng có sông, có núi, có đồng ruộng, có bãi bồi ven sông tạo nên vùng đất Bồng trù phú và đa dạng.

Dọc theo triền sông Mã là bãi đất phù sa chủ yếu trồng rau màu. Đất ruộng sau làng có đất pha cát, đất thịt, đất sét. Điều kiện thổ nhưỡng ở đây tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, tăng vụ, gối vụ. Đặc biệt hàng năm vào mùa nước lên dòng sông Mã mang lại cho vùng một trũ lượng phù sa lớn bồi tụ cho đồng ruộng.

2. Sự hình thành làng xã

Theo các nguồn tư liệu khảo cổ thì Vĩnh Lộc là vùng đất đã có con người cư trú từ rất sớm, cách ngày nay khoảng 6000- 7000 năm trước, chủ nhân văn hóa Đa Bút đã tiến từ trong hang động ra ngoài chinh phục đồng bằng châu thổ sông Mã. Di tích cư trú của người Đa Bút tìm thấy ở Làng Còng, Bản Thủy, Đa Bút… Cơ sở để nhìn nhận là di tích khảo cổ Cồn Hến. Đó là đóng tro bếp của người Đa Bút để lại trong quá trình sinh sống.

Nguồn tư liệu địa chất, khảo cổ, văn hóa, cùng nhiều nguồn tài liệu khoa học khác cho thấy lịch sử vùng đất Bồng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng châu thổ sông Mã.

Tổ chức hành chính làng xã của vùng đất Bồng cũng thay đổi theo các triều đại, sự thay đổi tổ chức hành chính của tỉnh huyện.

Theo truyền văn và gia phả các dòng họ định cư sớm ở vùng đất này cho biết: Các làng Bồng được tạo dựng vào khoảng thế kỉ XIV và được tái lập vào đầu triều Lê. Ba làng Bồng xưa có tên là làng Đông Biện (Bồng Trung ngày nay), làng Biện Thượng ( thuộc Vĩnh Hùng ngày nay), làng Biện Hạ (thuộc Vĩnh Minh ngày nay). Đến thời vua Tự Đức nhà Nguyễn đổi tên gộp thành Tổng (Tổng Biện Thượng có 9 xã, thôn, vạn gồm: Biện Thượng, Đông Biện, Biện Hạ, Mai Vực, Đa Bút, Bản Thủy,Thọ Lộc, Kim Sơn và Vạn Biện Thượng) và đổi tên Biện Thượng thành Bồng Thượng. Năm 1885 vua Hàm Nghi cho đổi Biện Hạ thành Bồng Hạ, Đông Biện thành Bồng Trung và Tổng Biện Thượng đổi thành Tổng Bồng Thượng. Bởi theo lối truyền văn chữ “ Biện” trùng tên hý với vị tổ của họ “Nguyễn Phước” nên đổi tên.

Trước năm 1945 Bồng Trung, Bồng Thượng và Bồng Hạ thuộc tổng Bồng Thượng huyện Vĩnh Lộc. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng quy định tên gọi và địa giới hành chính của xã là xã Hùng Lĩnh, đến tháng 6/ 1946 đổi tên là xã Vĩnh Hùng, xã lúc này gồm hai làng là Bồng Thượng và Việt Yên. Còn các làng thuộc Vĩnh Minh và Vĩnh Tân nay thành lập nên xã Duy Tân, đến 4/1954 xã Duy Tân lại tách thành hai xã Vĩnh Tân ( gồm làng Bồng Trung và Đa Bút) và Vĩnh Minh ( gồm 3 làng Bồng Thôn, Bồng Hạ, Mai Vực).

Từ đó tới nay, địa giới hành chính, tên gọi của huyện có thể thay đổi nhưng tên gọi của ba làng Bồng không thay đổi.

* Làng Bồng Trung nằm ở phía Đông huyện Vĩnh Lộc, làng được thành lập năm Hồng Thuận thời vua Lê Tương Dực (1509-1510). Khi Hồ Qúy Ly xây thành An Tôn đã bắt nhiều người họ Mai ở đất Nga Sơn Thanh Hóa đi làm phu phen tạp dịch xây thành. Người Nga Sơn đi qua vùng đất Đông Biện thấy đất đai màu mỡ, có núi có sông, có cảnh đẹp, họ liền ở đây lập nghiệp cùng với họ Đỗ, họ Hoàng, họ Phạm sinh sống quy tụ dân cư lập nên làng Đông Biện. Đến cuối thế kỉ XIX dưới triều vua Đồng Khánh làng Đông Biện đổi tên thành làng Bồng Trung.

Bồng Trung nổi tiếng là đất học của xứ Thanh, vùng đất này xưa kia được cha ông xếp ngang với các vùng đất học nổi tiếng so với các vùng Kinh Bắc, nam sông Hồng, sông Cả.

(Bắc cổ Am, Nam Hành Thiện
Nghệ Đông Thành, thanh Đông Biện)

289508556_559431002459873_3214787016182810642_n.jpg

(Trích Lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Tân, Tr.13)

VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT BỒNG

Đăng lúc: 20/03/2023 15:27:00 (GMT+7)



VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT BỒNG

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vĩnh Lộc là một huyện trung du và miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp với huyện Thạch Thành, phía Nam giáp với huyện Yên Định, phía Đông giáp Hà Trung và phía Tây giáp với Cẩm Thủy.

Vùng đất Bồng xưa nay thuộc địa phận ba xã Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Hùng, là vùng nằm trong địa phận huyện Vĩnh Lộc, cách trung tâm thị trấn Vĩnh Lộc khoảng 15 -16km về phía Tây. Theo đường 217 từ trung tâm vùng đất Bồng Trung xuôi về thành phố Thanh Hóa khoảng 43km, vùng đất Bồng xưa trải dài khoảng 4km theo triền đê sông Mã.

Trên bản đồ địa lí vùng châu thổ sông Mã, vùng đất Bồng thuộc trung tâm của đồng bằng trung lưu sông Mã.

Vùng đất Bồng xưa nay gồm làng Bồng Trung, Bồng Thượng, Bồng Hạ, nằm ở phía Đông huyện Vĩnh Lộc trên bờ Bắc sông Mã, bên kia bờ Nam là địa phận của huyện Yên Định.Tên gọi Trung, Thượng, Hạ là để phân biệt vị trí của làng theo cách định vị dân gian bởi ba làng Bồng cùng định cư ở bờ Bắc sông Mã: Làng Bồng Thượng ở phía trên, Bồng Trung ở giữa, Bồng Hạ ở phía dưới (theo dòng chảy của sông Mã). Làng Bồng Trung nằm giữa làng Bồng Thượng và làng Bồng Hạ, trước đây ranh giới của các làng thường không rõ ràng. Ba làng Bồng nằm ở khu vực trung tâm của châu thổ sông Mã cận kề Ngã Ba Bông (nơi sông Mã phân nhánh đẻ về với Biển). Đây là vị thế đắc địa trong lịch sử hình thành và phát triển của xứ Thanh.

Là vùng nằm trong khu vực đồng bằng sông Mã nhưng cảnh quan thiên nhiên, điều kiện tự nhiên vùng đất Bồng khá đa dạng và phong phú.

Với điều kiện tự nhiên, địa hình đa dạng có sông, có núi, có đồng ruộng, có bãi bồi ven sông tạo nên vùng đất Bồng trù phú và đa dạng.

Dọc theo triền sông Mã là bãi đất phù sa chủ yếu trồng rau màu. Đất ruộng sau làng có đất pha cát, đất thịt, đất sét. Điều kiện thổ nhưỡng ở đây tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, tăng vụ, gối vụ. Đặc biệt hàng năm vào mùa nước lên dòng sông Mã mang lại cho vùng một trũ lượng phù sa lớn bồi tụ cho đồng ruộng.

2. Sự hình thành làng xã

Theo các nguồn tư liệu khảo cổ thì Vĩnh Lộc là vùng đất đã có con người cư trú từ rất sớm, cách ngày nay khoảng 6000- 7000 năm trước, chủ nhân văn hóa Đa Bút đã tiến từ trong hang động ra ngoài chinh phục đồng bằng châu thổ sông Mã. Di tích cư trú của người Đa Bút tìm thấy ở Làng Còng, Bản Thủy, Đa Bút… Cơ sở để nhìn nhận là di tích khảo cổ Cồn Hến. Đó là đóng tro bếp của người Đa Bút để lại trong quá trình sinh sống.

Nguồn tư liệu địa chất, khảo cổ, văn hóa, cùng nhiều nguồn tài liệu khoa học khác cho thấy lịch sử vùng đất Bồng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng châu thổ sông Mã.

Tổ chức hành chính làng xã của vùng đất Bồng cũng thay đổi theo các triều đại, sự thay đổi tổ chức hành chính của tỉnh huyện.

Theo truyền văn và gia phả các dòng họ định cư sớm ở vùng đất này cho biết: Các làng Bồng được tạo dựng vào khoảng thế kỉ XIV và được tái lập vào đầu triều Lê. Ba làng Bồng xưa có tên là làng Đông Biện (Bồng Trung ngày nay), làng Biện Thượng ( thuộc Vĩnh Hùng ngày nay), làng Biện Hạ (thuộc Vĩnh Minh ngày nay). Đến thời vua Tự Đức nhà Nguyễn đổi tên gộp thành Tổng (Tổng Biện Thượng có 9 xã, thôn, vạn gồm: Biện Thượng, Đông Biện, Biện Hạ, Mai Vực, Đa Bút, Bản Thủy,Thọ Lộc, Kim Sơn và Vạn Biện Thượng) và đổi tên Biện Thượng thành Bồng Thượng. Năm 1885 vua Hàm Nghi cho đổi Biện Hạ thành Bồng Hạ, Đông Biện thành Bồng Trung và Tổng Biện Thượng đổi thành Tổng Bồng Thượng. Bởi theo lối truyền văn chữ “ Biện” trùng tên hý với vị tổ của họ “Nguyễn Phước” nên đổi tên.

Trước năm 1945 Bồng Trung, Bồng Thượng và Bồng Hạ thuộc tổng Bồng Thượng huyện Vĩnh Lộc. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng quy định tên gọi và địa giới hành chính của xã là xã Hùng Lĩnh, đến tháng 6/ 1946 đổi tên là xã Vĩnh Hùng, xã lúc này gồm hai làng là Bồng Thượng và Việt Yên. Còn các làng thuộc Vĩnh Minh và Vĩnh Tân nay thành lập nên xã Duy Tân, đến 4/1954 xã Duy Tân lại tách thành hai xã Vĩnh Tân ( gồm làng Bồng Trung và Đa Bút) và Vĩnh Minh ( gồm 3 làng Bồng Thôn, Bồng Hạ, Mai Vực).

Từ đó tới nay, địa giới hành chính, tên gọi của huyện có thể thay đổi nhưng tên gọi của ba làng Bồng không thay đổi.

* Làng Bồng Trung nằm ở phía Đông huyện Vĩnh Lộc, làng được thành lập năm Hồng Thuận thời vua Lê Tương Dực (1509-1510). Khi Hồ Qúy Ly xây thành An Tôn đã bắt nhiều người họ Mai ở đất Nga Sơn Thanh Hóa đi làm phu phen tạp dịch xây thành. Người Nga Sơn đi qua vùng đất Đông Biện thấy đất đai màu mỡ, có núi có sông, có cảnh đẹp, họ liền ở đây lập nghiệp cùng với họ Đỗ, họ Hoàng, họ Phạm sinh sống quy tụ dân cư lập nên làng Đông Biện. Đến cuối thế kỉ XIX dưới triều vua Đồng Khánh làng Đông Biện đổi tên thành làng Bồng Trung.

Bồng Trung nổi tiếng là đất học của xứ Thanh, vùng đất này xưa kia được cha ông xếp ngang với các vùng đất học nổi tiếng so với các vùng Kinh Bắc, nam sông Hồng, sông Cả.

(Bắc cổ Am, Nam Hành Thiện
Nghệ Đông Thành, thanh Đông Biện)

289508556_559431002459873_3214787016182810642_n.jpg

(Trích Lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Tân, Tr.13)

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC