Ý kiến thăm dò

Lấy ý kiến sự hài lòng của nhân dân về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu Xã Minh Tân về 19 tiêu chí

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
99672

tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Kỷ Hợi

Ngày 25/01/2019 09:42:23

TIN BÀI TUYÊN TRUYỀNVỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, giảm thiểu bệnh tật, tăng cường khả năng và năng suất lao động, góp phần phát triển xã hội.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào ViệtNamngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Theo thống kê từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100-200 ca tử vong. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn lề đường, cơ sở phục vụ bữa ăn tập thể không được cấp phép, quán ăn vỉa hè...

Theo kết quả thống kê của Bộ Y tế trên cả nước, tính đến hết tháng 10/2018, cả nước đã xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 40 vụ so với cùng kỳ 2017), khiến hơn 2.010 người ngộ độc (năm 2017 là 2.583 ca, giảm 24%), trong đó có 15 trường hợp tử vong do ngộ độc rượu, nấm độc...

Đón chào năm mới Kỷ Hợi 2019, người dân thường sử dụng một lượng lớn gồm nhiều loại thực phẩm: từ thịt, cá, rau, củ, quả và nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn; các loại bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, các loại hạt có dầu...Tranh thủ thời cơ này, một số cơ sở lợi dụng trà trộn các sản phẩm thực phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái tung ra thị trường để trục lợi. Vì vậy, mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái, là người nội trợ đảm đang để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi người cần lưu ý một số nội dung sau:

1. Chọn thực phẩm an toàn:Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.

2. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn:Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

3. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn:Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.

4. Nấu chín kỹ thức ăn:Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm đạt tới trên 700C.

5. Ăn ngay sau khi nấu:Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm khuẩn có hại cho sức khỏe.

6. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín:Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 600C hoặc lạnh trên 100C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 vui tươi, an toàn và tiết kiệm./.

khẩu hiệu tuyên truyền

Lựa chọn rau, thịt sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn, an toàn sức khỏe!

Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng!

Mọi gia đình ăn Tết phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh giác với các loại hàng giả, hàng không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Kỷ Hợi

Đăng lúc: 25/01/2019 09:42:23 (GMT+7)

TIN BÀI TUYÊN TRUYỀNVỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, giảm thiểu bệnh tật, tăng cường khả năng và năng suất lao động, góp phần phát triển xã hội.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào ViệtNamngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Theo thống kê từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100-200 ca tử vong. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn lề đường, cơ sở phục vụ bữa ăn tập thể không được cấp phép, quán ăn vỉa hè...

Theo kết quả thống kê của Bộ Y tế trên cả nước, tính đến hết tháng 10/2018, cả nước đã xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 40 vụ so với cùng kỳ 2017), khiến hơn 2.010 người ngộ độc (năm 2017 là 2.583 ca, giảm 24%), trong đó có 15 trường hợp tử vong do ngộ độc rượu, nấm độc...

Đón chào năm mới Kỷ Hợi 2019, người dân thường sử dụng một lượng lớn gồm nhiều loại thực phẩm: từ thịt, cá, rau, củ, quả và nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn; các loại bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, các loại hạt có dầu...Tranh thủ thời cơ này, một số cơ sở lợi dụng trà trộn các sản phẩm thực phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái tung ra thị trường để trục lợi. Vì vậy, mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái, là người nội trợ đảm đang để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi người cần lưu ý một số nội dung sau:

1. Chọn thực phẩm an toàn:Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.

2. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn:Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

3. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn:Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.

4. Nấu chín kỹ thức ăn:Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm đạt tới trên 700C.

5. Ăn ngay sau khi nấu:Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm khuẩn có hại cho sức khỏe.

6. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín:Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 600C hoặc lạnh trên 100C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 vui tươi, an toàn và tiết kiệm./.

khẩu hiệu tuyên truyền

Lựa chọn rau, thịt sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn, an toàn sức khỏe!

Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng!

Mọi gia đình ăn Tết phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh giác với các loại hàng giả, hàng không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC