Ý kiến thăm dò

Lấy ý kiến sự hài lòng của nhân dân về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu Xã Minh Tân về 19 tiêu chí

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
99672

bài tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết

Ngày 10/04/2024 17:18:11

Hướng dẫn vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do muỗi vằn đốt người bệnh sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Do đó, cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt và giữ vệ sinh nhà ở cũng như môi trường xung quanh. Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm tháng 2 đến tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Đây là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên muỗi vằn sinh sản rất nhiều. Hai khoảng thời gian này cũng chính là thời điểm bùng phát mạnh mẽ dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc. Còn ở miền Nam, bất kỳ thời gian nào cũng có thể xảy ra dịch sốt xuất huyết do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn.

Để công tác phòng chống dịch Sốt xuất huyết, cũng như để chủ động đối phó với dịch Sốt xuất huyết. Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lộc hướng dẫn toàn thể nhân dân cách xử lý vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết tại nơi ở.

1. Hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy:

- Tổ chức các hoạt động diệt lăng quăng/bộ gậy thường xuyên đến từng hộ gia đình thông qua hoạt động của cộng tác viên y tế, học sinh và các tổ chức quần chúng (dùng hóa chất diệt ấu trùng muỗi, thả cá, đậy nắp, loại bỏ vật dụng phế thải...)

- Hàng tuần tại khu vực có ổ dịch hoạt động, duy trì hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy 2 tuần/lần vào những tháng cao điểm (từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm).

Lăng quăng/bọ gậy có thể phát triển ở các dụng cụ chứa nước trong nhà và xung quanh nhà, vì vậy xử lý dụng cụ chứa nước để làm giảm nguồn sinh sản là biện pháp đơn giản và rất hiệu quả trong phòng chống sốt xuất huyết.

a) Xử lý dụng cụ chứa nước

- Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum vại, bể nước mưa, cây cảnh...): dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, ...).

- Thả cá hoặc các tác nhân sinh học khác trong dụng cụ chứa nước.

- Lật úp các dụng cụ gia đình như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm.

- Khơi thông những vị trí có nước tù đọng, dọn rửa thường xuyên dụng cụ chứa nước lâu ngày.

b) Loại trừ ổ bọ gậy

- Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều hòa nhiệt độ: Dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi truyền bệnh.

- Thu dọn, phá hủy các ổ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa...) cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt.

- Các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa...): loại bộ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi.

- Sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi tại các ổ đọng nước như: các hố ga ngăn mùi, bể cảnh, lọ hoa...

- Phát quang bụi rậm, hạn chế môi trường ẩm thấp là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

2. Phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng

Phun hóa chất diệt muỗi

- Mục đích: Chủ động triển khai phun hóa chất diệt muỗi kết hợp với chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy ngay từ khi có nguy cơ nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát.

- Thời gian triển khai: Số lần phun từ 2 - 3 lần tùy thuộc hiệu quả diệt muỗi, chỉ số mật độ muỗi, tình hình dịch sốt xuất huyết.

- Phun lần 1: Tùy điều kiện từng địa phương, bố trí thời gian tổ chức phun hóa chất diệt muỗi phù hợp, thời gian phun 1 đợt tại khu vực nhất định không quá 10 ngày.

- Phun lần 2: Phun cách lần 1 từ 7 - 10 ngày./.

Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng, tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu:“ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”

NGƯỜI VIẾT BÀI

Bs. Trịnh Thị Hằng

bài tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết

Đăng lúc: 10/04/2024 17:18:11 (GMT+7)

Hướng dẫn vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do muỗi vằn đốt người bệnh sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Do đó, cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt và giữ vệ sinh nhà ở cũng như môi trường xung quanh. Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm tháng 2 đến tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Đây là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên muỗi vằn sinh sản rất nhiều. Hai khoảng thời gian này cũng chính là thời điểm bùng phát mạnh mẽ dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc. Còn ở miền Nam, bất kỳ thời gian nào cũng có thể xảy ra dịch sốt xuất huyết do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn.

Để công tác phòng chống dịch Sốt xuất huyết, cũng như để chủ động đối phó với dịch Sốt xuất huyết. Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lộc hướng dẫn toàn thể nhân dân cách xử lý vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết tại nơi ở.

1. Hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy:

- Tổ chức các hoạt động diệt lăng quăng/bộ gậy thường xuyên đến từng hộ gia đình thông qua hoạt động của cộng tác viên y tế, học sinh và các tổ chức quần chúng (dùng hóa chất diệt ấu trùng muỗi, thả cá, đậy nắp, loại bỏ vật dụng phế thải...)

- Hàng tuần tại khu vực có ổ dịch hoạt động, duy trì hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy 2 tuần/lần vào những tháng cao điểm (từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm).

Lăng quăng/bọ gậy có thể phát triển ở các dụng cụ chứa nước trong nhà và xung quanh nhà, vì vậy xử lý dụng cụ chứa nước để làm giảm nguồn sinh sản là biện pháp đơn giản và rất hiệu quả trong phòng chống sốt xuất huyết.

a) Xử lý dụng cụ chứa nước

- Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum vại, bể nước mưa, cây cảnh...): dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, ...).

- Thả cá hoặc các tác nhân sinh học khác trong dụng cụ chứa nước.

- Lật úp các dụng cụ gia đình như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm.

- Khơi thông những vị trí có nước tù đọng, dọn rửa thường xuyên dụng cụ chứa nước lâu ngày.

b) Loại trừ ổ bọ gậy

- Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều hòa nhiệt độ: Dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi truyền bệnh.

- Thu dọn, phá hủy các ổ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa...) cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt.

- Các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa...): loại bộ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi.

- Sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi tại các ổ đọng nước như: các hố ga ngăn mùi, bể cảnh, lọ hoa...

- Phát quang bụi rậm, hạn chế môi trường ẩm thấp là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

2. Phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng

Phun hóa chất diệt muỗi

- Mục đích: Chủ động triển khai phun hóa chất diệt muỗi kết hợp với chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy ngay từ khi có nguy cơ nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát.

- Thời gian triển khai: Số lần phun từ 2 - 3 lần tùy thuộc hiệu quả diệt muỗi, chỉ số mật độ muỗi, tình hình dịch sốt xuất huyết.

- Phun lần 1: Tùy điều kiện từng địa phương, bố trí thời gian tổ chức phun hóa chất diệt muỗi phù hợp, thời gian phun 1 đợt tại khu vực nhất định không quá 10 ngày.

- Phun lần 2: Phun cách lần 1 từ 7 - 10 ngày./.

Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng, tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu:“ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”

NGƯỜI VIẾT BÀI

Bs. Trịnh Thị Hằng

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC